Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cự Ly Liên Lạc Của Máy Bộ Đàm

 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cự Ly Liên Lạc Của Máy Bộ Đàm

“Khoảng cách liên lạc giữa hai máy bộ đàm là bao xa?” Là vấn đề thắt mắt của nhiều cá nhân, đơn vị khi sử dụng bộ đàm. Để biết được điều đó thì bạn cần biết 5 yếu tố sau: kiểu băng tần, anten thu phát, địa hình và công suất phát. Đây là 5 yếu tố ảnh hưởng đến cự ly liên lạc của máy bộ đàm.

1.Kiểu băng tần

– Kiểu băng tần khác nhau thì phương hướng di chuyển và cách xử lý khi gặp vật cản cũng sẽ khác nhau với những thiết bị thu phát sóng vô tuyến.

– Và băng tần là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến cự ly liên lạc của máy bộ đàm. Băng tần chính thức nằm trong quy định sử dụng của Việt Nam đối với bộ đàm gắn xe/ bộ đàm trạm, bộ đàm cầm tay là: VHF (136 – 174 Mhz), UHF(403 – 470Mhz).

– Vậy UHF và VHF thì dải tần nào tốt hơn?

+ Tần số VHF có khả năng đi xa hơn, nếu như 2 bộ đàm cùng loại nhưng 1 máy dùng UHF 1 máy dùng VHF và trong điều kiện môi trường không có vật cản. Thì máy bộ đàm có tần số VHF có khả năng đi xa gắp đôi máy bộ đàm còn lại.

+ Còn với môi trường có nhiều vật cản thì UHF cho âm thanh to và rõ ràng hơn. Vởi với bước sóng ngắn hơn, UHF cho khả năng xuyên vật cản tốt hơn so với VHF.

– Vì vậy, với môi trường không vật cản nên sử dụng máy bộ đàm có băng tần VHF. Với môi trường có nhiều vật cản nên sử dụng máy bộ đàm có băng tần UHF.

2. Ki​ểu anten


 anten râu và anten ngắn

– Không phải tất cả các máy bộ đàm đều sử dụng anten giống nhau. Có 2 loại anten thường thấy là anten râu và anten ngắn.

– Theo xu thế hiện nay, người dùng thích những loại máy bộ đàm cầm tay có kích thước nhỏ gọn, anten ngắn dễ dàng bỏ túi để mang đến sự thoải mái hơn trong quá trình làm việc.Nhưng anten ngắn giảm đi cự ly liên lạc của máy bộ đàm đến 30%. Nếu bạn cần ưu tiên về cự li liên lạc thì nên sử dụng bộ đàm có anten râu.

Anten máy bộ đàm: https://maybodamhcm.com/vai-tro-cua-anten-bo-dam-trong-lien-lac-bo-dam

3. Công suất phát của máy

– Công suất phát là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến cự ly liên lạc máy bộ đàm, và là yếu tố quan trọng quyết định khoảng cách mà máy bộ đàm có thể đi. Công suất máy bộ đàm càng lớn thì khả năng liên lạc được càng xa.

– Với những dòng máy bộ đàm thông thường đều có công suất phát 5W. Với những dòng cao cấp hơn có thể lên đến 7W, 10W, 12W. Nhưng để giảm ảnh hưởng cho người dùng trong thời gian làm việc lâu dài bạn nên chọn những loại bộ đàm có công suất 5W trở xuống.

4. Vật cản và địa hình

                                                           Địa hình và vật cản

– Tín hiệu của máy bộ đàm thường bị cản trở bởi nhiều vật cản. Với những thứ từ xi măng, cốt thép gây cản trở rất nhiều cho máy bộ đàm. Khi bạn ở trong các tòa cao ốc, sử dụng bộ đàm để liên lạc thì khả năng liên lạc của chúng bị giảm đi rất nhiều. Máy có thể liên lạc được từ 10 – 20 tầng tùy theo kết cấu của tòa nhà. Có những “điểm chết”, điểm mà máy bộ đàm không thể liên lạc được.

– Địa hình như cao nguyên, núi, đường hầm,… cũng tạo làm giảm đi khả năng liên lạc của máy bộ đàm.

5. Cách tăng cự ly liên lạc của máy bộ đàm

– Khi người dùng đứng ở vùng giao thoa hoặc gần điểm mù của tín hiệu, cố gắng tìm vị trí cao hơn hoặc giơ cao máy bộ đàm lên. Điều này, giúp kết nối liên lạc với đội, nhóm của bạn.

– Đa số các bộ đàm liên lạc đều có mức điều chỉnh công suất Thấp – Vừa – Cao. Đảm bảo rằng máy bộ đàm bạn đang sử dụng ở mức công suất Cao.

– Cần sạc đầy pin, tránh tình trạng sử dụng pin ở mức yếu.

– Bộ đàm trạm/ gắn xe cho mức công suất phát cao đến 3 – 4 lần máy bộ đàm cầm tay.

– Trạm chuyển tiếp(repeater): Chức năng của thiết bị này là thu tín hiệu vào và khuếch đại tín hiệu để có thể truyền tải đi xa hơn.

Tin khác